Những việc làm giúp sinh viên kiếm tiền ngày Tết
19:13
-
Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014
1. Làm part time
Không quá khó để teen tìm được một công việc part time nhằm kiếm thêm thu nhập, nhất là trong thời điểm gần Tết. Bởi những ngày gần Tết, các cửa hàng, siêu thị lớn thường tuyển thêm nhân viên để tăng ca. Bên cạnh đó, những công việc như bán quần áo, phục vụ trong cửa hàng ăn nhanh, phục vụ trong cafe... vẫn tuyển quanh năm và được teen ưa chuộng.
Ưu điểm của công việc này là thường làm theo buổi, theo ca nên teen dễ dàng sắp xếp để không ảnh hưởng tới lịch học, hơn nữa, công việc cũng đơn giản lại không quá vất vả. Chỉ cần teen cần mẫn làm trong 1-2 tháng trước Tết là coi như đã có một khoản tiền tiêu Tết kha khá rồi đấy.
2. Cộng tác viên cho các báo
Một số teen khác có khả năng viết lách lại có “thâm niên” làm cộng tác viên cho báo thì trước Tết cũng là dịp mà các bạn ý đẩy mạnh "cày cuốc" để viết thêm thật nhiều bài.
P.Vi (18t), cộng tác viên của một trang báo tuổi teen chia sẻ: “Thông thường, trước đây, mỗi tuần mình chỉ viết và được đăng một bài, nhưng Tết sắp đến rồi, mỗi tuần mình đang cố gắng phải viết được 2 bài trở lên, mong tích lũy được một khoản đủ để tiêu Tết”.
3. Làm MC, người mẫu cho các tạp chí
Một số teen xinh xắn, gương mặt ăn ảnh thì lại tìm tới những công việc yêu cầu ngoại hình như làm người mẫu ảnh, PG... Công việc đơn giản nhưng thu nhập cũng không nhỏ đâu nhé! Nói chung, khi bạn đã "bắt tay" vào làm thì sẽ có rất nhiều cách để có được thu nhập mình mong muốn.
4.Về quê “ủ mưu” kinh doanh
Không ở lại Hà Nội nhiều, sinh viên lên đường trở về quê ngay khi được nghỉ học, miệt mài kiếm tiền ngay trên chính mảnh đất quê hương. Họ không ngại gian khổ để nghĩ ra cách kinh doanh riêng cho mình bằng những mặt hàng cực kỳ đơn giản và ý nghĩa.
Kinh doanh hoa ngày tết
Một số bạn sinh viên rủ nhau góp vốn kinh doanh hoa ngày tết và thu về được một khoản tiền khá lớn. Để nhập được hoa rẻ, họ rủ nhau tìm về những vùng quê mà người ta trồng hoa như Tây Tựu để mua được với giá rẻ.
Sinh viên Mai Anh (Nghệ An) chia sẻ: “Nhóm mình tới tận ruộng để mua hoa nên thương lượng được giá rẻ. Mỗi năm chỉ bán khoảng 5- 6 ngày tết cũng thu được lãi không nhỏ, đủ tiền tiêu tết”.
Còn sinh viên Thu hồ hởi khoe: “Năm ngoái, một bông hồng tại ruộng, mình mua với giá 3 nghìn, bán ra từ 7 – 10 nghìn, một cành ly giá 30 nghìn, tụi mình bán được khoảng 60 – 70 nghìn, lãi gấp đôi!”
Kinh doanh quần áo, khăn, bao lì xì, giày dép:
Không chỉ hoa, các mặt hàng như quần áo, mũ, khăn, bao lì xì, giày dép… cũng được các bạn sinh viên tranh thủ kinh doanh ngày Tết. Huy, sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, một người có thâm niên kinh doanh quần áo ngày Tết tiết lộ: Lấy hàng từ các chợ sinh viên Dịch Vọng, chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân… rồi đem về quê bán mang lại số lãi không hề nhỏ.
“Đấy là còn chưa kể tới các nhóm có máu kinh doanh lớn, “lấy tận gốc, bán tận ngọn” thì ăn thua hơn nhiều” – Huy thẳng thắn chia sẻ.
Kinh doanh Bánh chưng, mía cho đêm Giao thừa
Chưa hết ngày học nhưng Duy Khanh, sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, quê Lạng Sơn, lòng đã nóng như lửa đốt. Hỏi ra mới biết, cậu bạn này muốn được về nhà giúp mẹ làm công việc gói bánh chưng ngày tết bán cho nhiều nhà trong thôn.
Khanh cho biết, ở nhà, mẹ Khanh thường nhận làm bánh cho các nhà trong thôn, kết hợp nấu bánh cho gia đình mình luôn. Công việc cũng không có gì vất vả, lại thêm một phần thu nhập.
Còn cô bạn Mi Vân thì hào hứng nói về công việc bán Mía của mình: “Năm nào cũng vậy, từ 7h tối giao thừa là mình lại mang mía ra trước cửa nhà để bán. Bán đến khoảng 1h sáng, qua giao thừa là hết hàng,mỗi năm hết cả 200 cây mía đấy”.
Theo như cô sinh viên này, thì một cây mía cô mua về có giá khoảng 15 nghìn đồng, bán ra 25 – 30 nghìn đồng, thậm chí 40 nghìn đồng, tùy lượng khách và tâm lý khách hàng.
Và còn rất nhiều mặt hàng khác nữa mà chỉ cần teen mình chịu khó nghĩ ngợi và kiên trì nhất định sẽ thành công. Bán hàng Tết ngoài việc có tiền còn rèn luyện cho Teen mình có thêm những kỹ năng làm việc trong cuộc sống. Chúc cho các teen mình sẽ có một cái Tết ấm áp bên gia đình và có một nguồn tài chính rủng rỉnh nhé!
Không quá khó để teen tìm được một công việc part time nhằm kiếm thêm thu nhập, nhất là trong thời điểm gần Tết. Bởi những ngày gần Tết, các cửa hàng, siêu thị lớn thường tuyển thêm nhân viên để tăng ca. Bên cạnh đó, những công việc như bán quần áo, phục vụ trong cửa hàng ăn nhanh, phục vụ trong cafe... vẫn tuyển quanh năm và được teen ưa chuộng.
Ưu điểm của công việc này là thường làm theo buổi, theo ca nên teen dễ dàng sắp xếp để không ảnh hưởng tới lịch học, hơn nữa, công việc cũng đơn giản lại không quá vất vả. Chỉ cần teen cần mẫn làm trong 1-2 tháng trước Tết là coi như đã có một khoản tiền tiêu Tết kha khá rồi đấy.
2. Cộng tác viên cho các báo
Một số teen khác có khả năng viết lách lại có “thâm niên” làm cộng tác viên cho báo thì trước Tết cũng là dịp mà các bạn ý đẩy mạnh "cày cuốc" để viết thêm thật nhiều bài.
P.Vi (18t), cộng tác viên của một trang báo tuổi teen chia sẻ: “Thông thường, trước đây, mỗi tuần mình chỉ viết và được đăng một bài, nhưng Tết sắp đến rồi, mỗi tuần mình đang cố gắng phải viết được 2 bài trở lên, mong tích lũy được một khoản đủ để tiêu Tết”.
3. Làm MC, người mẫu cho các tạp chí
Một số teen xinh xắn, gương mặt ăn ảnh thì lại tìm tới những công việc yêu cầu ngoại hình như làm người mẫu ảnh, PG... Công việc đơn giản nhưng thu nhập cũng không nhỏ đâu nhé! Nói chung, khi bạn đã "bắt tay" vào làm thì sẽ có rất nhiều cách để có được thu nhập mình mong muốn.
4.Về quê “ủ mưu” kinh doanh
Không ở lại Hà Nội nhiều, sinh viên lên đường trở về quê ngay khi được nghỉ học, miệt mài kiếm tiền ngay trên chính mảnh đất quê hương. Họ không ngại gian khổ để nghĩ ra cách kinh doanh riêng cho mình bằng những mặt hàng cực kỳ đơn giản và ý nghĩa.
Kinh doanh hoa ngày tết
Một số bạn sinh viên rủ nhau góp vốn kinh doanh hoa ngày tết và thu về được một khoản tiền khá lớn. Để nhập được hoa rẻ, họ rủ nhau tìm về những vùng quê mà người ta trồng hoa như Tây Tựu để mua được với giá rẻ.
Sinh viên Mai Anh (Nghệ An) chia sẻ: “Nhóm mình tới tận ruộng để mua hoa nên thương lượng được giá rẻ. Mỗi năm chỉ bán khoảng 5- 6 ngày tết cũng thu được lãi không nhỏ, đủ tiền tiêu tết”.
Còn sinh viên Thu hồ hởi khoe: “Năm ngoái, một bông hồng tại ruộng, mình mua với giá 3 nghìn, bán ra từ 7 – 10 nghìn, một cành ly giá 30 nghìn, tụi mình bán được khoảng 60 – 70 nghìn, lãi gấp đôi!”
Kinh doanh quần áo, khăn, bao lì xì, giày dép:
Không chỉ hoa, các mặt hàng như quần áo, mũ, khăn, bao lì xì, giày dép… cũng được các bạn sinh viên tranh thủ kinh doanh ngày Tết. Huy, sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, một người có thâm niên kinh doanh quần áo ngày Tết tiết lộ: Lấy hàng từ các chợ sinh viên Dịch Vọng, chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân… rồi đem về quê bán mang lại số lãi không hề nhỏ.
“Đấy là còn chưa kể tới các nhóm có máu kinh doanh lớn, “lấy tận gốc, bán tận ngọn” thì ăn thua hơn nhiều” – Huy thẳng thắn chia sẻ.
Kinh doanh Bánh chưng, mía cho đêm Giao thừa
Chưa hết ngày học nhưng Duy Khanh, sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội, quê Lạng Sơn, lòng đã nóng như lửa đốt. Hỏi ra mới biết, cậu bạn này muốn được về nhà giúp mẹ làm công việc gói bánh chưng ngày tết bán cho nhiều nhà trong thôn.
Khanh cho biết, ở nhà, mẹ Khanh thường nhận làm bánh cho các nhà trong thôn, kết hợp nấu bánh cho gia đình mình luôn. Công việc cũng không có gì vất vả, lại thêm một phần thu nhập.
Còn cô bạn Mi Vân thì hào hứng nói về công việc bán Mía của mình: “Năm nào cũng vậy, từ 7h tối giao thừa là mình lại mang mía ra trước cửa nhà để bán. Bán đến khoảng 1h sáng, qua giao thừa là hết hàng,mỗi năm hết cả 200 cây mía đấy”.
Theo như cô sinh viên này, thì một cây mía cô mua về có giá khoảng 15 nghìn đồng, bán ra 25 – 30 nghìn đồng, thậm chí 40 nghìn đồng, tùy lượng khách và tâm lý khách hàng.
Và còn rất nhiều mặt hàng khác nữa mà chỉ cần teen mình chịu khó nghĩ ngợi và kiên trì nhất định sẽ thành công. Bán hàng Tết ngoài việc có tiền còn rèn luyện cho Teen mình có thêm những kỹ năng làm việc trong cuộc sống. Chúc cho các teen mình sẽ có một cái Tết ấm áp bên gia đình và có một nguồn tài chính rủng rỉnh nhé!
Tags :
Liên quan
Nhận xét