Sự tích ngày Tết Đoan Ngọ
19:42
-
Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015
Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ trưa, vì thế người ta thường ăn tết Đoan Ngọ vào buổi trưa
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào đầu tháng năm âm lịch, là mùa nắng bức, nên dễ sinh bệnh tật, ban đầu tết Đoan Ngọ đơn giản chỉ là ngày người dân cúng bái để xua tan bệnh tật, cầu bình yên. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ là ngày phát động mọi người giết sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại trên cánh đồng.
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào đầu tháng năm âm lịch, là mùa nắng bức, nên dễ sinh bệnh tật, ban đầu tết Đoan Ngọ đơn giản chỉ là ngày người dân cúng bái để xua tan bệnh tật, cầu bình yên. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ là ngày phát động mọi người giết sâu bọ, tiêu diệt các loài gây hại trên cánh đồng.
Tương truyền vào ngày xưa, sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan Ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Tags :
Liên quan
Nhận xét